[tintuc]
Evergrande từng là một trong những tập đoàn bất động sản lớn trên thế giới. Tuy nhiên, "nguy cơ vỡ nợ" hơn 300 tỷ USD đang khiến cho tập đoàn này rơi vào thảm cảnh chưa từng có, khả năng gay ra những lo ngại tác động tiêu cực lên nền kinh tế trong mước và toàn cầu.
Evergrande được thành lập năm 1996 bởi sự điều hành của ông Hui Ka Yan là chủ tịch và cũng là tỷ phú. Tập đoàn phát triển trong 10 năm qua và trở thành nhà phát triển bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc. Năm 2009, công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn Hong Kong, tăng quy mô tài sản lên 355 tỷ USD. Điều đáng chú ý đằng sau "nguy cơ vỡ nợ" của Evergrande đó là các khoản vay đóng gói thành các sản phẩm quản lý tài sản (WMP). Người cho vay đã được tập đoàn này hứa hẹn với lợi suất đến 12%, thậm chí họ được câu kéo bằng các món quà như túi Gucci đắt tiền. Tuy nhiên, giờ đây, nhiều người như ngồi trên lửa vì họ lo sẽ không thể nhận lại được số tiền đã đầu tư cho tập đoàn này.
Theo Reuters, nỗi lo với Evergrande tăng lên sau khi công ty thừa nhận hồi tháng 6 về việc không trả một số khoản nợ đúng hạn. Thậm chí, tới tháng 7, có tin tức cho biết một toà án ở Trung Quốc phong toả khoản tiền gửi ngân hàng 20 triệu USD của tập đoàn này theo yêu cầu của ngân hàng. Nguyên nhân của "bom nợ" chính là sự mở rộng nhanh chóng của Evergrande. Tập đoàn đi vay để mua đất, bán căn hộ nhanh chóng mặc dù tỷ suất lợi nhuận thấp.
Bên cạnh đó, Reuters dẫn báo cáo ổn định tài chính năm 2018 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nhấn mạnh các công ty gồm có cả Evergrande gây ra rủi ro hệ thống cho hệ thống tài chính của quốc gia. Theo bức thư tập đoàn này gửi tới Chính phủ Trung Quốc hồi cuối năm 2020, báo cáo của công ty đưa ra cho thấy, khoản lãi phải của công ty lên đến 571,8 tỷ nhân dân tệ hồi cuối tháng 6, con số này đã giảm so với mức 716,5 tỷ nhân dân tệ hồi cuối năm 2020 sau nỗ lực cố gắng trả nợ
Theo tờ Diplomat, đại dịch Covid-19 đang khiến nền kinh tế Trung Quốc một lần nữa phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Chỉ trong nửa đầu năm 2021, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã có 25 tập đoàn vỡ nợ với tổng trị giá các khoản tín dụng lên đến 10 tỷ USD, con số cao kỷ lục. Số liệu này đã làm bất ngờ các nhà đầu tư khi trước đây chính phủ thường cứu trợ những doanh nghiệp lớn nhằm tránh một cuộc sụp đổ hàng loạt.
Bởi vậy khi nhiều công ty quốc doanh như Yongcheng Coal, Huachen Automotive, Tsinghua Unigroup... bị nhà nước cho phá sản năm 2020, các chuyên gia đã lo lắng về khả năng bị cho vỡ nợ hàng loạt của các ông lớn. Thế nhưng, mọi chuyện đã không diễn ra như dự đoán với trường hợp của quỹ Huarong Asset Management, một trong 4 quỹ đầu tư quốc doanh. Vào tháng 4/2021, quỹ Huarong bất ngờ tuyên bố hoãn công khai báo cáo tài chính thường niên và phải mất 4 tháng sau đó họ mới tiết lộ. Kết quả cho thấy lợi nhuận của Huarong đã giảm tới 90% do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và nguy cơ phá sản đang cận kề. Tưởng chừng như Huarong sẽ trở thành một Lehman Brother thứ 2 ở Trung Quốc khi vỡ nợ và gây ra khủng hoảng toàn diện thì chính phủ Trung Quốc ra tay, trái ngược với động thái mặc kệ doanh nghiệp phá sản trong nửa đầu năm. Sau nhiều tháng bàn bạc, một khoản cứu trợ của Citic Group cùng các nhà đầu tư quốc doanh với tổng trị giá 7,7 tỷ USD đã được tung ra. Như vậy kể từ làn sóng vỡ nợ năm 2020, đây là lần đầu tiên một tập đoàn lớn được nhà nước cứu trợ, qua đó minh chứng cho câu chuyện "quá lớn để thất bại"
Kỳ vọng của nhà đầu tư đối với Evergrande liệu có thành hiện thực?
Giờ đây khi Huarong đã được cứu, các nhà đầu tư bắt đầu hướng sự chú ý của mình vào Evergrande với khối nợ lên đến hơn 300 tỷ USD. Các khoản nợ đáo hạn dồn dập đã khiến Evergrande phải cầu cứu chính phủ. Đáp lại, chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu tập đoàn này bán bớt tài sản cũng như cho phép đàm phán giãn nợ.
![]() |
ông Zhang Yuanlin -chủ tịch Tập đoàn Sinic Holdings |
Nhận định của các chuyên gia tài chính quốc tế
Bà Jenny Zeng, chuyên gia của Công ty quản lý tài sản toàn cầu AllianceBernstein (trụ sở New York – Mỹ) mới đây đã đưa ra lời cảnh báo cho toàn bộ thị trường bất động sản của Trung Quốc. Theo đó, chuyên gia này cho rằng, một lượng lớn các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang trong tình trạng "khủng hoảng nghiêm trọng" và "không thể trụ nổi" nếu các kênh tái cấp vốn tiếp tục bị đóng thêm một quãng thời gian dài.
Chuyên gia Simon MacAdam của Công ty Capital Economics (trụ sở London – Anh) lại cho rằng, sự sụp đổ của tập đoàn Evergrande sẽ ít có tác động toàn cầu, ngoài một số bất ổn thị trường.
Mark Williams, kinh tế trưởng khu vực châu Á tại Capital Economics cũng cho rằng, sự sụp đổ của Evergrande sẽ là thử thách lớn nhất mà hệ thống tài chính của Trung Quốc phải đối mặt trong nhiều năm. Trong thời kỳ thị trường bùng nổ, Evergrande đã vay nợ vô tội vạ để phát triển hàng loạt dự án cả trong và ngoài ngành bất động sản. Thế nhưng đại dịch Covid-19 đã khiến tiến độ dự án chững lại trong khi thị trường cũng chịu ảnh hưởng nặng, qua đó tác động đến khả năng thanh khoản của Evergrande. Các khoản nợ đáo hạn dồn dập đã khiến Evergrande phải cầu cứu chính phủ. Đáp lại, chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu tập đoàn này bán bớt tài sản cũng như cho phép đàm phán giãn nợ.
Theo tờ Diplomat, động thái này sẽ khiến 1,2 triệu người Trung Quốc phải chờ đợi thêm để lấy nhà, hoặc thậm chí là sẽ chẳng bao giờ đợi được vì dự án bị đình trệ. Tệ hơn, việc các nhà cung ứng bị nợ thanh toán cũng khiến vô số người mất việc làm nếu Evergrande phá sản. Việc Evergrande phá sản sẽ khiến giá nhà đi xuống, làm giảm tài sản và qua đó ảnh hưởng đến cả thị trường tiêu dùng lẫn đầu tư. Cho đến thời điểm hiện tại, hiện vẫn chưa rõ vụ việc Evergrande sẽ được giải quyết như thế nào nhưng tờ Diplomat khẳng định Trung Quốc sẽ không để vụ việc này ảnh hưởng quá nặng đến nền kinh tế, nhất là khi họ đang phải đối mặt với tình hình dịch bệnh.
[/tintuc]