TPForex

[tintuc]
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG


I. Thông tin doanh nghiệp
Tên công ty: Công ty cổ phần tập dược phẩm Cửu Long
Trụ sở: Số 150 đường 14/9, Phường 5, TP Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long
- Web: https://www.hoaphat.com.vn/
Sàn giao dịch: Hose
Mã chứng khoán: DCL  
Lĩnh vực: Dược
Giá hiện tại: 20.25 – ngày 26/6/2017
Cơ cấu sở hữu:

 Nhà nước

 Nước ngoài

 Khác

 0%

 3,73%

 96,27%


1. Hồ sơ công ty
- Chủ Tịch HĐQT: Nguyễn Văn Sang
- Tổng Giám Đốc: Nguyễn Văn Sang

2. Mô hình kinh doanh
- Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu.
- Sản xuất sản phẩm hóa chất khác chưa được phân vào đâu.
- Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch khác liên quan đến máy vi tính.
- Bán buôn thực phẩm.
- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu.
- Bán thuốc lẻ, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh.
- Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.
- Sản xuất bao bì bằng gỗ.
- Sản xuất sản phẩm từ plastic.
- Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh.
- Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính.
- Xuất bản phần mềm.
- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi  và phần mềm.
- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình.
- Sản xuất thực phẩm dinh dưỡng.
- Sản xuất mỹ phẩm.
- Sản xuất các loại bao bì dùng trong ngành dược.
- Trồng cây gia vị, cây dược liệu.
- Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng.
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

3.    Lợi thế cạnh tranh
Công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, dụng cụ y tế nhiều dạng khác nhau, từ sản phẩm hóa dược đến các chế phẩm dược liệu tự nhiên bằng Công nghệ mới, đạt các tiêu chuẩn Quốc gia và Quốc tế (ISO 9001:2000, GMP - GLP - GSP), sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường nội địa và bước đầu đã xuất khẩu sang một số nước trong khu vực và trên Thế giới

DCL là một trong 10 công ty sản xuất dược phẩm lớn nhất Việt Nam. Công ty có 678 đại lý và hiệu thuốc bán lẻ trên cả nước và trên 4.000 khách hàng trong nước và quốc tế. Ngoài thị trường trong nước,sản phẩm của công ty còn được xuất sang Campuchia, Lào, Myanmar và Nigeria.

Công ty hiện có 5 nhà máy đang hoạt động, trong đó có 4 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, hiện đang sản xuất và cung cấp cho thị trường hơn 250 loại Dược phẩm.

II. Tin tức quan trọng
1. Các dự án đầu tư
Ngày 25 tháng 3 năm 2017, Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long (DCL) đã tổ chức Lễ khởi công nhà máy sản xuất viên nang rỗng (capsule) số 3. Dự án có tổng mức đầu tư 357 tỷ đồng, chia làm 3 giai đoạn, dự kiến đến quý IV/2017 sẽ bắt đầu đi vào hoạt động.

2.    Kế hoạch đầu tư
Xây dựng Công ty trở thành một trong những Công ty Dược phẩm quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và trang thiết bị, dụng cụ y tế.

Đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 20% doanh thu và 50% lợi nhuận sau thuế. Xây dựng lại Nhà máy sản xuất Dược phẩm theo tiêu chuẩn GMP. Mở rộng sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng.

Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long hiện có vốn điều lệ hơn 563 tỷ đồng. Công ty hiện đang có 2 nhà máy hoạt động trong lĩnh vực này, trong đó nhà máy capsule số 1 hoạt động từ năm 1999 có công suất 1,8 tỷ sản phẩm/năm; nhà máy số 2 được đầu tư từ năm 2008 có công suất 2 tỷ sản phẩm/năm. Dược phẩm Cửu Long hiện giữ vị trí số 1 thị phần Việt Nam về mảng viên nang rỗng capsule.

[tintuc]
CÔNG TY CỔ PHẦN MHC
    

I. Thông tin doanh nghiệp
- Tên công ty: Công ty cổ phần MHC
- Trụ sở: 92 đường Võ Thị Sáu, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Website:
Sàn giao dịch: Hose
- Mã chứng khoán: MHC                 
- Lĩnh vực: Dịch vụ
- Giá hiện tại: 6.200 – ngày 31/5/2017
- Cơ cấu sở hữu:
Nhà nước
Nước Ngoài
Khác
0%
2.19%
97.81%

1. Hồ sơ công ty
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị: Đặng Tiến Thành
Tổng Giám Đốc: Đặng Tiến Thành

2. Mô hình kinh doanh
Dịch vụ cho thuê văn phòng và khu siêu thị
Vận tải đường thủy, đường bộ; Dịch vụ giao nhận kho vận hàng hóa
Buôn bán xuất khẩu và nhập khẩu tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng
Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa
Lai dắt tầu biển, bốc xếp hàng hóa và container
Đại lý Hàng hải
Xây dựng công trình giao thông
Khai thác cảng và kinh doanh bãi container

3. Lợi thế cạnh tranh
Trên thị trường vận tải, Công ty cũng đã tạo dựng cho mình trở thành một Công ty có uy tín và chất lượng về dịch vụ, có thương hiệu trong ngành Hàng hải. Trên cơ sở đó, với chiến lược trung và dài hạn: Phát triển theo định hướng kinh doanh vận tải biển, Công ty đã đầu tư mua thêm 02 tàu để đảm bảo kinh doanh chủ động và hiệu quả hơn.

Công ty được các đối tác đánh giá cao về kinh nghiệm và công nghệ quản lý dịch vụ vận tải đa phương thức. Đây là lợi thế xuất phát từ việc Công ty sớm tham gia vào thị trường dịch vụ vận tải đa phương thức từ năm 1999, khi mà thị trường mới bắt đầu phát triển

[tintuc]
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT


I. Thông tin doanh nghiệp
- Tên công ty: Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát
- Trụ sở: 39 Nguyễn Đình Chiểu, P.Lê Đại Hành, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Website: www.hoaphat.com.vn 
- Sàn giao dịch: Hose
- Mã chứng khoán: HPG              
- Lĩnh vực: Thép
- Giá hiện tại: 29.800 – ngày 30/5/2017
- Cơ cấu sở hữu:

Nhà nước

 Nước ngoài

Khác 

0%

35.62 

64.38 


1. Hồ sơ công ty
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị: Trần Đình Long
- Tổng Giám Đốc:

2. Mô hình kinh doanh
Lĩnh vực hoạt động của hòa phát: Thép xây dựng, ống thép, nội thất, thiết bị xây dựng, điện lạnh, bất động sản, thức ăn chăn nuôi.

3. Lợi thế cạnh tranh
a) Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm
Với thời gian công tác lâu năm và đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng ban lãnh đạo Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, điều hành tập đoàn, hiểu rõ hơn về cơ cấu, hệ thống và đường lối của tập đoàn nên đã giúp cho sự phát triển ngày càng lớn mạnh và bền vững. Đây là một lợi thế của tập đoàn HPG.

b) Năng suất
Sản xuất sắt thép là lĩnh vực sản xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn.Đối với lĩnh vực sản xuất thép xây dựng.

- Tập đoàn Hòa Phát là chủ đầu tư Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Hải Dương. Với công suất 1,7 triệu tấn/năm, Khu liên hợp đã hoạt động đồng bộ cả 3 giai đoạn từ quý I/2016, nâng tổng công suất thép xây d- ựng của Hòa Phát lên 2 triệu tấn/năm. Hiện nay, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt là 22% và 26%.

- Nội thất Hòa Phát dẫn đầu thị phần đối với nội thất văn phòng.

c) Uy tín & chất lượng
- Trong nhiều năm liền, Hòa Phát được công nhận trong Top các doanh nghiệp lớn nhất và hiệu quả nhất Việt Nam. Năm 2015, Hòa Phát thuộc Top 5 Công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất, Top 50 Công ty hiệu quả nhất Việt Nam, Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam,….

- Ngày 16/3/2017, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) và Báo VietNamNet đã chính thức công bố Top 10 Công ty vật liệu xây dựng uy tín nhất năm 2017. Đáng chú ý, Công ty CP Thép Hòa Phát đứng đầu danh sách này.

d) Đổi mới & phát triển
- Từ 2016, Tập đoàn Hòa Phát sắp xếp lại mô hình hoạt động các công ty thành viên, nhất là mảng thép và nông nghiệp theo hướng tinh gọn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí quản lý.

-Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát còn phát triển và mở rộng sang mảng nông nghiệp bao gồm các lĩnh vực: Sản xuất Thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi heo, bò và gia cầm. Mục tiêu của Hòa Phát trong 5 năm tới sẽ đạt sản lượng 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi/năm với 3 nhà máy tại Hưng Yên, Phú Thọ, Đồng Nai; 650.000 đầu lợn thương phẩm/năm; 75.000 bò thịt và 300 triệu chứng gà sạch mỗi năm..

II. Tin tức quan trọng
1. Dự án đầu tư
a) Về mảng bất động sản, với tiến độ thi công và bán hàng hiện nay phần lớn doanh thu từ dự án Mandarin Garden 2 sẽ được ghi nhận trong năm 2017. Hòa Phát bắt đầu triển khai Khu đô thị Bắc Phố Nối quy mô 260ha, đồng thời đầu tư mở rộng kinh doanh các khu công nghiệp hiện có tại Hưng Yên và Hà Nam.

b) Thay mặt Ban điều hành, ông Trần Tuấn Dương – Tổng Giám đốc đã báo cáo kết quả hoạt động năm 2016. Bằng sự nỗ lực của toàn bộ đội ngũ quản lý và CBCNV, kết thúc năm, Tập đoàn Hòa Phát đạt 33.885 tỷ đồng doanh thu và 6.606 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 34% và 89% so với năm 2015, vượt tương ứng 21% và 106% kế hoạch năm 2016. Với kết quả kinh doanh nhiều khởi sắc, Hòa Phát đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước 3.435 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2015 và nằm trong Top 30 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

c) Ông Long đặc biệt nhấn mạnh và chia sẻ chi tiết với cổ đông về mục tiêu tạo nên sức mạnh mới – tầm vóc mới” của Hòa Phát năm 2020 với doanh thu tăng gấp 3 lần năm 2016, tương đương 100.000 tỷ đồng. Kế hoạch này hoàn toàn khả thi sau khi hoàn thành 2 giai đoạn Khu Liên Hợp Thép Hòa Phát Dung Quất với công suất 4 triệu tấn thép, sản phẩm chủ yếu là thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao và thép cuộn cán nóng.

Lợi thế dự án Dung Quốc:
Nằm trong quy hoạch chung của cả khu kinh tế, có cảng biển nước sâu, thuận lợi cho vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm vào Nam, ra Bắc. Sau khi hoàn thành, khách tham quan tới Khu LH Hòa Phát Dung Quất sẽ chỉ nhìn thấy nguyên liệu quặng từ tàu được vận chuyển trên băng tải vào công đoạn sản xuất đầu tiên, sau đó nhìn thấy đầu ra là thép thành phẩm sản xuất theo công nghệ lò cao hiện đại. Chu trình khép kín này giúp Hòa Phát giảm thiểu tối đa chi phí và hoàn toàn không xả thải ra môi trường.  Ông Long khẳng định với cổ đông Hòa Phát, vấn đề môi trường là số 1, tập đoàn dành 20-30% chi phí dự án để đảm bảo môi trường, trước tiên vì lợi ích của chính doanh nghiệp,  của cộng đồng dân cư xung quanh và xã hội nói chung.

2. Kế hoạch đầu tư
a) Về việc Hòa Phát nâng kế hoạch lợi nhuận năm 2017 từ 5000 tỷ lên 6000 tỷ đồng dựa trên các tính toán cẩn thận và thực tế thị trường các tháng đầu năm 2017 rất khả quan. Lợi nhuận 2 tháng đầu năm của Hòa Phát vượt qua mức 1.200 tỷ và quý I/2017 sẽ không dưới 1.800 tỷ đồng.

b) Trong lĩnh vực nông nghiệp, Hòa Phát đã có hai nhà máy thức ăn chăn nuôi với tổng công suất 600.000 tấn/năm tại Hưng Yên và Đồng Nai và đang xúc tiến xây dựng nhà máy thứ ba tại Phú Thọ với công suất 300.000 tấn/năm. Mục tiêu của Hòa Phát trong 5 năm tới sẽ đạt sản lượng 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi/năm; 650.000 đầu lợn thương phẩm/năm, 75.000 bò thịt công nghệ cao và 300 triệu trứng gà sạch mỗi năm.

c) Về kế hoạch phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ, Ông Long cho biết HĐQT dự kiến chào bán 250 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện quyền 5:1 (mỗi cổ đông sở hữu 5 cổ phần sẽ được quyền mua 1 cổ phần mới), số tiền thu về tối thiểu 4.000 tỷ đồng để đầu tư cho giai đoạn hai Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Ông Long lý giải thêm, dự án này được chia làm 2 giai đoạn cách nhau 18 tháng và cần khoảng 40.000 tỷ đồng. Ở giai đoạn một cần số vốn 20.000 tỷ đồng thì hiện công ty đã có 10.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, 50% còn lại đã được Vietinbank cam kết cho vay nên không liên quan gì đến số tiền thu được từ việc phát hành.
“Không phải vì thiếu tiền làm giai đoạn một mà phát hành cổ phiếu”, ông Long khẳng định.

Tuy nhiên, để nắm bắt thời cơ kinh doanh, Hòa Phát không đợi làm xong giai đoạn 1 mới làm giai đoạn hai. Công ty phát hành cổ phiếu, chuẩn bị đủ vốn đối ứng thực hiện song song luôn giai đoạn 2. Đây là cách giữ vững sức mạnh tài chính tự thân của doanh nghiệp, phát triển an toàn bền vững và cũng là cơ hội để tất cả các cổ đông mua cổ phiếu giá tốt.

d) Năm 2017 là cột mốc đánh dấu Hòa Phát tròn 25 năm phát triển. Nhiều kế hoạch và dự án lớn trong tất cả các lĩnh vực hoạt động chính, nhất là nhóm ngành thép đang được triển khai, nhanh chóng hiện thực hóa  mục tiêu 100.000 tỷ đồng doanh thu vào năm 2020, tương đương 4,5 tỷ đô la Mỹ. Đây thực sự là bước tiến “thần tốc” nhưng thực tế của Hòa Phát trong thời gian ngắn sắp tới, tạo ra một tầm vóc mới và sức mạnh mới cho Tập đoàn, ngang tầm các doanh nghiệp lớn trong khu vực, đồng thời gia tăng lợi ích cho các cổ đông và cộng đồng xã hội.

III. Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính
1. Lợi nhuận gộp
Năm
2012
2013
2014
2015
2016
%
12
23
25
10
13

Nhận xét
Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng trưởng dần theo thời gian, cho thấy HPG có lợi tốt trong việc cạnh tranh với các đối thủ cùng nghành.

2. Lợi nhuận thuần
Năm
2012
2013
2014
2015
2016
%
6
11
14
12
22
Nhận xét
Lợi nhuận của HPG tăng trưởng đều từ năm 2012 đến 2014 và giảm nhẹ trong năm 2015, tuy nhiên trong năm 2016 lợi nhuận có sự tăng đột biến mạnh gần như gấp đôi so với năm 2016, đây là một dấu hiệu đầy lạc quan đối với việc quản lý và kinh doanh của HPG tương lai.

3. Tăng trưởng nguồn vốn (đơn vị triệu VND
Năm
2012
2013
2014
2015
2016
Tổng NV
19,015,763
23,076,378
22,089,104
25,506,769
33,226,556
Tổng Nợ
10,438,206
13,489,418
10,123,765
11,040,059
13,372,600
Vốn CSH
8,577,557
9,586,960
11,965,339
14,466,710
19,853,956


Nhận xét
Nợ của HPG tăng dần từ năm 2014, tuy nhiên tổng nợ của 2016 vẫn thấp hơn năm 2015, trong đó nhìn tổng nguồn vốn thì tăng trưởng đều từ năm 2012 đến 2015 điều này cho thấy quản lý vốn và nợ rất hiệu quả.

4. Tăng trưởng khối lượng cổ phiếu

5. Giá trị sổ sách
Năm
2012
2013
2014
2015
2016
GTSS
9.6
11.29
14.8
17.13
23.6
Nhận xét
Tính đến quý 1 năm 2017 giá trị sổ sách HPG ghi nhận ở mức 25.4 so với mức giá trên thị trường được cập nhật vào ngày 30/5/2017 là 29.35 và chúng ta thấy sau năm 2012 thì giá trị sổ sách bắt đầu tăng trưởng đều và trên mệnh giá góc 10.000 VND, mỗi năm Giá trị sổ sách đều tăng trưởng dao động ở mức 20% đến 35%, ngoài ra HPG co lợi thế về kinh doanh trong lĩnh vực thép nên khả năng giá HPG có vượt trên giá trị thật từ 30% đến 50% là rất khả thì. trước khi chia cổ phiếu thưởng 50% trong quý 1 năm 2017 HPG có giá trị trên thị trường là 43.0 vượt hơn giá trị sổ sách tại thời điểm đó gần gấp đôi.

IV. Phân tích kỹ thuật biểu đồ giá
Nhận định kỹ thuật dựa trên 2 cơ sở của phương pháp Supply & Demand và hệ thống giao dịch
- Bolinger bands 
- RSI

1. Bolingger bands
a) Cấu tạo
- Bands trên, bands dưới, đường dây trung điểm (cấu tạo bởi đường MA = 20)
b) Điều kiện giao dịch
Xu hướng tăng: 
- Mua khi nến hồi về chạm và đóng cửa trên đường dây trung điểm.
- Mua khi nến hồi về chạm và đóng cửa trên bands Dưới.
- Xu hướng sideway: mua khi nến chạm và đóng cửa trên bands dưới, bán khi nến chạm và đóng cửa dưới bands trên.
Xu hướng giảm: 
- Bán khi nến xuyên thủng và đóng cửa dưới bands dưới.

2. RSI
a) Cấu tạo- RSI: đường chỉ báo sức mạnh tương đối.
- Vùng 70 - 100: vùng quá mua.
- Vùng 30 - 70: vùng giá sideway.
- Vùng 0 - 20: Vùng quá bán.
b) Điều kiện giao dịch
- Mua khi đường RSI chạm đường 70 hướng lên.
- Bán khi đường RSI chạm đường 30 hướng xuống.
- RSI nằm giữa 30 & 70 giá có khuynh hướng đi ngang (hạn chế giao dịch).

3. Supply & Demanda) 
a) Cấu tạo
- Supply: vùng cung (ký hiệu là S).
- Demand: Vùng cầu (ký hiệu D).
b) Điều kiện giao dịch
- Mua: khi nến tiếp cận hoặc nằm trong vùng cầu
- Bán khi nến tiếp cận hoặc nằm trong vùng cung

A) Nhận định kỹ thuật
1. Bolinger bands
a) Xu hướng (biểu đồ đã được điều chỉnh cập nhật mới)
Thời điểm quá khứ chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1 từ 6/6/2016 đến 28/9/2016 xu hướng tăng được hình thành rõ rệt.
- Giai đoạn 2 từ 11/10/2016 đến 28/3/2017 giá bắt đầu hồi và di chuyển mất phương hướng đi ngang.
- Giai đoạn 3 từ ngày 29/3/2016 đến 4/4/2017 ta thấy nến xuyên thủng bands tao sóng tăng rõ rệt bức đồng thời tạo đỉnh ở mức 33.0, sau đó nến có dấu hiệu rời khỏi bands trên có khuynh hướng tìm về bands dưới của bolinger bands tao ra sóng hồi, giá giảm về mức 28.3 cũng là mức giá tiếp cận bands dưới.

Nhận định:
- Trong quá khứ xu hướng đã hình thành theo chu kỳ tăng - đi ngang - tăng
Thời điểm hiện tại:
- Từ 19/5/2017 đến 30/5/2017 sau chu kỳ tăng trước đó giá hồi về chạm bands dưới tại mức 28.3 hiện tại giá đã bật lên đồng thời có 2 nến của ngày 29/5 và 30/5 đóng cửa trên đường dây trung điểm. 
(Giá đang trong xu hướng có dấu hiệu tăng nhẹ.)

b) Diễn giải xu hướng trong tương lai
- Xu hướng chính là xu hướng tăng khả năng xu hướng sẽ diễn biến theo trường hợp sau
- Trường hợp tăng: nếu giá (nến) đóng cửa trên đường dây trung điểm hoặc tối thiểu là trên bands dưới, giá có khả năng tiếp tục chuẩn bị cho một xu hướng tiếp tục tăng mới và cho đến khi giá (nến) phá vở bands trên, xuất hiện một cây nến tăng mạnh có giá đóng cửa trên bands trên lúc này xu hướng tăng được hình thành. 
- Trường hợp giảm: nếu giá (nến) xuyên thủng bands dưới và có nên thể hiện lực giảm mạnh đóng cửa dưới bands dưới thì xu hướng giảm có khả năng được hình thành, lúc này nên thanh khoản bớt danh mục đầu tư để phòng rủi ro, chờ giá rớt dưới mức thấp hơn để mua lại nhầm cân bằng khối lượng để bình quân giá.

Tuy nhiên hiện nay xét theo thời điểm hiện tại được cập nhật vào ngày 30/5/2017 vẫn ưu tiên cho xu hướng tăng. 

c) Điều kiện giao dịch: (1)
Đối với xu hướng tăng chờ giá hồi về và tiếp cận bands dưới hoặc đường dây trung điểm để mua, hiện tại chúng ta thấy hoàn toàn thỏa điều kiện vừa nêu, vùng giá 28.2 đến 29.1 là vùng giá tiếp cận đường dây trung điểm và bands dưới nên có thể xem xét mua trong vùng giá trên. 

2. RSI
- Đường RSI sau khi gần chạm đường 30 của vùng quá bán hiện đã quay đầu đi lên và đang nằm giữa vùng 30 - 70, đây là vùng giá đi ngang. giá có thể tiếp tục đi ngang trong giai đoạn này
- Điều kiện giao dịch: 
Mua: RSI tiếp cận đường 70 của vùng quá mua (chưa thỏa điều kiện)

3. Supply & Demand 
- Vùng cầu (9) có biên độ từ mức giá 28.2 đến 29.1, giá nhiều lần được giữ lại trong vùng cầu này, hiện tại giá đã thoát khỏi vùng cầu (9). vùng này đang hỗ trợ giá tốt
- Vùng cung (14) có biên độ từ mức giá 31.9 đến 33.3 là vùng chúng ta quan sát chờ giá phá vỡ thì xu hướng tăng mới tiếp tục được hình thành.
Điều kiện giao dịch:
Mua tại các mức giá gần hoặc nằm trong vùng cầu, thời điểm giá hiện tại được cập nhật vào ngày 30.5.2017 là 29.35 tạm cho là phù hợp với điều kiện, tuy nhiên chúng ta có thể chờ mức giá tốt hơn như 29.1 để giao dịch, hiện tại đã thỏa điều kiện để mua HPG.
Lưu ý: có thể chốt lỗ hoặc thanh khoản bớt danh mục nếu giá phá vỡ mức 28.1.

B) Tổng hợp các điều kiện giao dịch (1) - (2) - (3)
Các vùng giá khuyến nghị xem xét mua
Đơn vị tính: ngàn VND - cập nhật ngày 30/5/2017
Giá hiện tại
Giá mua 1
Giá mua 2
Chốt
lời
Cắt
 lỗ
Rủi ro
(%)
Lợi nhuận
(%)

 29.350


 29.100

28.000

 36.500

28.100 

3.43


25.42

Lợi thế và khó khăn của nghành thép 20
1Lợi thế
- Nhu cầu thép nội địa vẫn chưa đáp ứng đủ (chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu thép nội địa)
- Việt Nam là nước đang phát triển, nên cơ sở hạ tầng, cầu đường và các dự án lớn của các tập đoàn bất động sản hiện nay chính là lợi thế cho nghành thép Việt Nam. Khả năng nhu cầu sẽ tăng lên trong năm 2017 điển hình Bộ Công Thương đặt ra kế hoạch năm 2017 dự kiến sản lượng sắt thép thô đạt 5.590,9 nghìn tấn, tăng 16,6% so với ước thực hiện năm 2016; sản lượng thép cán đạt 5.840,3 nghìn tấn, tăng 18% so với ước thực hiện năm 2016 đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước và xuất khẩu.
- Chính sách phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm thép đem lại thuận lợi cho một số doanh nghiệp, năm 2016 là một năm thành công của ngành thép. Đa số doanh nghiệp (DN) thép có lợi nhuận khá tốt. Nguyên nhân một phần là nhờ Bộ Công Thương áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cho một số mặt hàng thép xây dựng và phôi thép trong nước nên đã hạn chế được thép giá rẻ Trung Quốc nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước.
- “Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cũng công bố tổng doanh thu năm 2016 đạt gần 34.000 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 6.600 tỉ đồng, tăng tương ứng 34% và 89% so với năm 2015. Đây là năm Hòa Phát có doanh thu và lợi nhuận cao nhất từ ngày thành lập tập đoàn.”

2.    Khó khăn
- Các doanh nghiệp đã dự trữ tồn kho một lượng hàng lớn từ trước tết, dẫn đến việc sản xuất và tiêu thụ giảm vào tháng 2/2017
- “sản xuất ước lượng thép xây dựng sản xuất tháng 2/2017 đạt 630.000 tấn, giảm 9% so tháng 1/2017”
- Tỷ giá ngoại tệ trong năm 2017 sẽ có nhiều biến động mạnh, thông qua việc lãi suất Mỹ đang trên đà tiếp tục tăng, khả năng sẽ tác động làm giá thành sản xuất thép trong nước cũng tăng theo do phôi thép được nhập khẩu từ nước ngoài là chủ yếu.
- “Giá nhập khẩu bình quân phôi thép ở mức 378,7 USD/tấn tăng 40% so cùng kỳ năm 2016.”
- Việc nhập khẩu lượng lớn thép từ Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục đe dọa sản phẩm thép trong nước. Điều này khiến cho tình trạng nhập siêu ngày càng căng thẳng, tiêu tốn lượng lớn ngoại tệ cho nhập khẩu, gây áp lực lên điều hành tỷ giá. Bên cạnh đó còn làm cho nền kinh tế phụ thuộc ngày càng lớn vào hàng ngoại nhập, trong khi hàng sản xuất trong nước bị mất dần thị trường ngay trên sân nhà.
- Ngành thép trong nước phải cạnh tranh rất lớn với hàng hóa của nước ngoài, đặc biệt là với sắt, thép Trung Quốc dư thừa và giá rẻ.
Phân tích: Tiết Phú
[/tintuc]